Ticker

10/recent/ticker-posts

Hiểu đúng về Web3 , Cơ hội đầu tư?

Nếu theo dõi các KOL và đại diện nhiều quỹ lớn trong thị trường crypto, chắc chắn anh em đã lướt qua rất nhiều từ khoá Web 3.0. Vậy bạn đã thực sự hiểu đúng về từ khoá này? Và cần chuẩn bị những gì để có thể có những cơ hội đầu tư từ sớm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Web 3.0 là gì?

Đầu tiên, anh em cần tìm hiểu qua về Web 1.0 và 2.0. Anh em quan tâm về khái niêm này thì có thể đọc bài giải thích chi tiết dưới đây:

>> Xem thêm: Web 3.0 là gì? Web3 Foundation là gì?


Tóm gọn sự khác biệt của 3 thế hệ này như sau:

  • Web 1.0: Chủ website là người duy nhất đưa ra thông tin, nội dung trên sản phẩm của mình.
  • Web 2.0: Mọi người tham gia đều có thể đóng góp, chia sẻ nội dung.
  • Web 3.0: Nền tảng dữ liệu, nội dung sẽ được chia sẻ giữa nhiều trang web khác nhau.

Phân mảng Web 3.0

Dưới đây là cách chia mảng của cá nhân mình, để anh em dễ hình dung hơn về Web 3.0.

Nhóm 1 – Hạ tầng

Đầu tiên là lớp hạ tầng (Infrastructure). Mảng này thường chú trọng đến xử lý dữ liệu, các vấn đề kỹ thuật để Web 3.0 có thể dễ dàng trao đổi thông tin.

  • Oracle: thị trường phi tập trung cho quá trình xác thực dữ liệu.
  • Storage: lưu trữ phi tập trung các dữ liệu trên blockchain.
  • Index: truy vấn dữ liệu.
  • Host Server, RPC: cổng nối để các trang web bình thường có thể kết nối với hạ tầng Web3.

Nhóm 2 – Ứng dụng DeFi

Tiếp đó là các Dapp. Thường thì lớp này sẽ thiên về mảng tài chính, giúp luân chuyển giá trị trong hệ thống Web3. Các sản phẩm sàn giao dịch anh em thường dùng có thể gộp vào nhóm này.

Bên trong mảng này, anh em có thể chia tách theo nhiều lớp khác nhau, bao gồm các thành phần cấu tạo nên một hệ sinh thái DeFi thông thường như AMM-DEX, Lending, Aggregator,..

Nhóm 3 – Ứng dụng đời thực

Cuối cùng là lớp Ứng dụng đời sống nhưng được ứng dụng công nghệ blockchain. Đây là lớp sát với end-user nhất và mục dịch của nó là đem Web 3.0 đến gần với người dùng. Các ứng dụng chơi game, nghe nhạc, tạo nội dung thì có thể được quy vào nhóm này.

Những hiểu nhầm về Web 3.0

Điều đầu tiên, về cơ bản, anh em tham gia sử dụng các Dapp, các blockchain, là đã tham gia vào mạng lưới Web 3.0. Các sản phẩm mới thường lấy từ khoá “Web 3.0” để làm hào nhoáng cho dự án của mình, tuy nhiên anh em cần tỉnh táo để tránh xuống tiền một cách theo cảm tính và theo “tầm nhìn vĩ mô” của người khác.

Mọi người thường nghe nhiều đến từ khoá Web3 trên các mạng xã hội, các group thảo luận. Tuy nhiên, cá nhân mình đánh giá mọi người đang vô tình quy chụp khái niệm Web3 này vào nhóm 1 (tức các sản phẩm hạ tầng) và nhóm 3 (tức các sản phẩm gần người dùng cuối). Web3 từ đó hiện lên như một thứ gì đó rất mới, tiềm năng và…có thể ngay lập tức xuống tiền để không bị mất cơ hội.

Nhưng…không. Anh em nào đã quen đi trải nghiệm, đi test thử các sản phẩm trong hệ sinh thái DeFi thì về bản chất đã là dùng Web3 rồi.

Thứ hai, Web3 vẫn còn đang gặp rất nhiều vấn đề, phần lớn thì nó bắt nguồn từ những vấn đề cót lõi của các mạng blockchain hiện tại. Mình có thể tạm liệt kê một vài điều như sau:

  • Kết nối ví: mọi người nếu không thường xuyên đi “ape” (thử trải nghiệm sản phẩm) DeFi thì chắc còn khá lạ với việc lưu seed phrase, private key, rồi nạp tiền để trả phí trên blockchain bằng đơn vị coin gì,…
  • Phí giao dịch: như mình đã từng đề cập trong bài viết về mirror, chi phí để đăng tải một bài viết lên không gian blockchain không hề rẻ (khoảng 120 USD). Dù các chain khác thì đang khẳng định có thể xử lý vấn đề phí gas này của Ethereum, tuy nhiên…họ sẽ phải hi sinh một vài khía cạnh khác, đặc biệt là vấn đề phi tập trung.
  • Web3 là nơi giá trị được phân bổ đều? Về mặt lý thuyết và trường hợp lý tưởng là vậy. Tuy nhiên, cũng như mình đã đề cập trong tập podcast DeFi Discussion về DAO (các tổ chức tự trị), vấn đề này vẫn chưa có lời giải hợp lý.

Cuối cùng, nhiều người cho rằng Web3 sẽ có thể lật đổ Web2 và sự độc quyền của các công ty lớn hiện tại như Google, Facebook. Cá nhân mình nghĩ viễn cảnh này khó xảy ra. Vì phần lớn nội dung mọi người tiếp cận đều thông qua bộ lọc tìm kiếm của các công ty Web2. Bạn search một dự án crypto bằng công cụ nào? Các dự án marketing, tiếp cận người dùng bằng mạng xã hội nào?

Jack Dorsey (CEO Twitter) cũng từng chia sẻ rằng, tham vọng phi tập trung hoá các mạng xã hội thậm chí có thể tốn 10 năm và hàng thập kỷ. Và bản thân các công ty công nghệ cũng phải đối mặt với bài toán khó để cân bằng giữa “Ổn định – Đổi mới”.

Cách tiếp cận đầu tư như thế nào là hợp lý?

Với 3 nhóm mình đã liệt kê ở trên, thì cá nhân mình nghĩ mỗi nhóm sẽ có tốc độ phát triển khác nhau từ đó buộc người chơi cần có những tư duy khác nhau.

Hạ tầng – Chậm nhưng dài hạn

Nếu quan tâm đến nhóm 1 – Hạ tầng, bạn cần phải là người đam mê tìm đọc về công nghệ. Cần hiểu vai trò của từng mảng đối với hệ sinh thái chung. Ngoài ra, khá ít dự án trong mảng này phát hành token, khiến rào cản đầu tư là khá lớn.

Bên cạnh đó, vì đặc thù hạ tầng, quá trình phát triển sẽ cần thời gian, và nếu muốn “win Fast” thì cá nhân mình nghĩ bạn không phù hợp với nhóm này.

Bù lại, hạ tầng là nhóm sản phẩm được đầu tư lớn, bài bản và nhu cầu luôn rất ổn định vì hầu hết các sản phẩm đều phải xây dựng trên nền tảng của họ.

DeFi – Linh hoạt và đi theo dòng tiền

Nhóm thứ 2 là các sản phẩm tài chính. Nhóm này thì hãy giữ cách chơi như khi tham gia các hệ sinh thái DeFi thôi. Chủ động đi tìm các sản phẩm để trải nghiệm, vọc vạch để có cơ hội nhận retroactive. Tham gia đầu tư theo dòng tiền, vì game này đặc thù về money khá nặng.

Phần lớn các sản phẩm trong hệ sinh thái DeFi đang có sự phát triển theo chiều ngang (tức sao chép mô hình từ chain A sang chain B). Các bước phát triển theo chiều dọc, tức mô tuýp sản phẩm hoàn toàn mới thì đang khá hiếm trong DeFi. Do đó, tốc độ phát triển của nhóm này mình đánh giá là đang có đôi chút chậm lại.

End User – Rủi ro nhưng tiềm năng rất lớn

Nhóm cuối (tức sát với end user nhất), đây là nhóm có tiềm năng tăng trưởng mạnh nhất, đơn giản vì nó còn mới. Điều này đồng nghĩa khả năng thất bại là cao hơn hẳn các nhóm trước.

Đặc thù của nhóm này là nó phụ thuộc rất nhiều vào nhóm 1 – Hạ tầng. Game muốn chơi được mượt thì cần blockchain hỗ trợ kỹ thuật, tốc độ cao. Ngoài ra, liên hệ với nhóm 2 cũng rất mật thiết, vì các sản phẩm DeFi giúp dự án tạo thị trường, thu hút dòng tiền. Vì thế, hãy chú ý đến những cập nhật và phát triển của 2 nhóm trước để có thêm thông tin đưa ra quyết định ở nhóm này.

Ngoài ra, vì khách hàng của nhóm 3 thường là người dùng cuối, cho nên vấn đề marketing sẽ cần được chú trọng hơn. Hãy chú ý đến các dự án có tư duy marketing phù hợp và dài hạn để thực sự tìm ra được dự án tiềm năng trong nhóm 3 nhé!

Tạm kết

Như vậy là chúng ta đã cùng điểm qua một vài ý chính xoay quanh từ khoá Web3, hi vọng bài viết trên đây mang lại nhiều giá trị cho anh em.

Lưu ý, bài viết trên đây chỉ mang tính chất thông tin và không phải lời khuyên đầu tư!


MG tổng hợp