Ticker

10/recent/ticker-posts

Điều gì sẽ xảy ra khi bong bóng Bitcoin vỡ?


Bất kỳ thị trường nào cũng thế, nguy cơ xảy ra bong bóng luôn tiềm ẩn, Bitcoin - một đồng tiền kỹ thuật số cũng không ngoại lệ. Mặc dù giá Bitcoin đã giảm xuống còn 2.400 USD sau khi đạt đỉnh điểm mọi thời đại, nhưng vẫn giữ được mức tăng trưởng gấp đôi trong vòng hai tháng. Những ai may mắn mua Bitcoin giá 5 cent vào năm 2010 giờ đây có thể đã trở thành triệu phú. Các loại Cryptocurrency khác cũng đua nhau cùng tăng theo Bitcoin, đưa vốn hoá thị trường của ngành công nghiệp này lên 80 tỷ USD.

Sự tăng giá nhanh chóng này hiếm khi thực sự bền vững, từ khoá "Bitcoin" giờ đây thường được gắn liền với "bong bóng". Một câu hỏi đặt ra là điều gì đã đẩy giá Bitcoin lên cao như vậy? Đây có phải là sự đầu cơ điên loạn của thị trường, hay Bitcoin đang chứng minh rằng mình đóng vai trò quan trọng như một phương tiện trao đổi và nơi lưu trữ giá trị theo thời gian? Liệu Bitcoin là vàng, là đô la, là hội chứng hoa tulip, hay một thứ gì đó khác hơn?

Bắt đầu bằng luận điểm Bitcoin còn hơn cả một hội chứng hoa tulip trong thời đại kỹ thuật số. Đó là một sự kích động đầu cơ, khi giá tăng mọi người thường có xu hướng mua nó nhiều hơn, bất kể thứ tài sản đó là gì. Tuy nhiên quỹ đạo của Bitcoin gần đây cho thấy đó là một sự hưng thịnh. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ bắt đầu đổ xô vào thị trường mới này. Một số khác quá đỗi quen thuộc với Bitcoin đã chuyển sang những lựa chọn thay thế, như Ethereum chẳng hạn, một số khác khôn ngoan đã bắt đầu bước vào lĩnh vực ICO và nắm giữ những token kỹ thuật số của công ty tư nhân phát hành.

Mảnh đất mới này đã trở thành thiên đường cho những kẻ lừa đảo, nhưng không giống hoa tulip, Bitcoin có thể sử dụng được trong thực tế. Họ có thể mua được mọi thứ với Bitcoin. Vì vậy có thể nói đó không phải là hoa tulip, vậy nó là vàng thì sao ? Bitcoin có thể gần giống với vàng. Những người nắm giữ vàng thường có xu hướng không tin tưởng vào chính phủ hay cơ chế phát hành tiền của ngân hàng, và những tín đồ của Bitcoin cũng vậy. Tuy nhiên khi nói đến khía cạnh trở thành nơi lưu trữ giá trị của vàng, Bitcoin không thể nào so sánh được. Để thực sự là nơi lưu trữ giá trị, nó cần phải ổn định hơn. Bitcoin đã đảo chiều từ 1.100 USD năm 2013 xuống còn 200 USD trong vòng năm sau đó, giờ đây nó đã trở lại mức xuất phát cũ và tăng trưởng còn chóng mặt hơn trước.

Thay vì trở thành một hình thức kỹ thuật số của vàng, mục tiêu của Bitcoin cao hơn khi muốn trở thành một nơi lưu trữ giá trị như đô la, euro và yên. Các nhà quản lý bắt đầu nghiêm túc hơn với Bitcoin. Sự tăng giá gần đây có thể được giải thích bởi Nhật Bản chấp thuận Bitcoin ngang hàng với các loại tiền tệ khác. Tuy nhiên, tài nguyên của mạng lưới thì hữu hạn và đội ngũ phát triển Bitcoin không thể ngồi lại cùng đưa ra giải pháp để tăng số lượng giao dịch trên mỗi giây. Kết quả là một giao dịch phải tốn mức phí 4 USD và mất nhiều giờ để xác nhận. Có lẽ sử dụng đô la còn tốt hơn là Bitcoin.



Nếu Bitcoin hay các loại Cryptocurrency không phải là một trong những thứ kể trên, vậy nó là gì ? So sánh tốt nhất có thể là sự bùng nổ của kỷ nguyên dot com và Internet vào cuối năm 1990. Cũng giống như Internet, Cryptocurrency là cả một sự đổi mới và tăng trưởng chóng mặt hơn thế. Các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm cách thức lưu trữ dữ liệu công khai (Blockchain) mà không một bên trung gian hay tổ chức nào nắm quyền kiểm soát. Họ thành lập Georgia như một kế hoạch thời Tái Thiết để xây dựng lại nước Mỹ, và giờ đây họ đang sử dụng công nghệ để bảo vệ hồ sơ của chính phủ. Và Blockchain là thí nghiệm tiếp theo của họ. Hãy lấy Ethereum làm ví dụ, nó cho phép tạo ra mọi dự án, từ trò chơi điện tử cho đến những thị trường trực tuyến; họ gây quỹ làm dự án bằng cách phát hành những token - đó là những đơn vị tiền tệ chỉ được sử dụng trong nội bộ dự án. Mặc dù những ICO như thế cần được xem xét một cách kỹ lưỡng, nhưng chúng cũng có thể tạo ra những phát minh thực sự hữu ích. Các tín đồ của Cryptocurrency hy vọng những dự án ICO sẽ đẩy mạnh các hoạt động phân cấp nhằm vào các công ty công nghệ khổng lồ đang nắm độc quyền thị trường như Amazon hay Facebook.

Có vẻ như đây là một cách nguy hiểm để tạo ra sự đổi mới. Các nhà đầu tư có thể mất tất cả, tác động của một loại tài sản sẽ làm lung lay những thứ khác, kết quả là hệ thống tài chính có thể sụp đổ hoàn toàn. Nhưng có vẻ với Cryptocurrency thì những rủi ro là có giới hạn. Hầu hết những người sở hữu Cryptocurrency đều không ý thức được rủi ro, do đó đây là một hệ thống khép kín và sự lây lan sang hệ thống tài chính là điều không thể.

Nếu Cryptocurrency có thể là một bong bóng, thì nó chắc chắn là bong bóng bền vững. Để đảm bảo điều đó, các nhà quản lý cần tránh để nó trở thành thiên đường cho các hoạt động phi pháp, chẳng hạn như buôn bán ma tuý. Nhưng cũng cần suy nghĩ thấu đáo khi trở nên nghiêm ngặt quá, đặc biệt là với những ICO. Việc nghiêm ngặt không chỉ làm bong bóng vỡ tung, mà còn làm dập tắt những đổi mới hữu ích mà có thể đến trong cùng một thời điểm.



Tham khảo: Bitcoinvietnamnews