Ticker

10/recent/ticker-posts

Làn sóng Fintech tại Việt Nam

200 tỷ USD là doanh thu Fintech đã tạo ra trên toàn cầu và được dự đoán còn tăng nhanh hơn nữa. Tại Việt Nam, Fintech cũng đã xuất hiện và phát triển như một hiện tượng mới.

Sự nổi lên của Fintech đã mở ra vô vàn các cơ hội cho các doanh nghiệp cung cấp nhiều dịch vụ hơn bao giờ hết mà chỉ với giá bằng một phần nhỏ mức mà trước đây họ đưa ra. Việc hiểu được các cơ hội mới nhất cũng như sự phát triển của fintech sẽ không chỉ cải thiện cho tình hình kinh doanh của bạn mà nó còn giúp bạn đứng vững ở tiền đồn của thị trường.

Nhiều hướng hợp tác giữa Fintech và ngân hàng được đưa ra tại VEPF 2016. Ảnh: Ngọc Thành

Làn sóng Fintech đã bùng nổ trên thế giới suốt 6 năm qua

Fintech đã bùng nổ từ năm 2010 và không ngừng phát triển cho đến nay. Sự ra đời Fintech đã giúp đối tượng này tiếp cận tới những dịch vụ tài chính, ngân hàng... thông qua chiếc điện thoại cầm tay để có thể trở thành nhà đầu tư, người gửi tiền...

Phó tổng giám đốc Techcombank - Phan Thanh Sơn cho rằng sự phát triển của Fintech và Ngân hàng không triệt tiêu lẫn nhau. Ảnh: Ngọc Thành

Công nghệ hiện đóng vai trò rất quan trọng trong toàn cầu và Ngân hàng Nhà nước cũng đang dần dần thay thế các giải pháp truyền thống bằng công nghệ hiện đại. Và Fintech là minh chứng rõ ràng nhất cho sự cải tiến này. Fintech giúp người dân dễ dàng tiếp cận hơn với các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán. Nó cũng giúp cho các ngân hàng thương mại Việt Nam giảm bớt chi phí đầu tư và, đa dạng hóa các dịch vụ, sản phẩm.

Không dừng ở đó, mục tiêu của Fintech là thay thế các kênh truyền thống và khai thác các thị trường mới, cùng với sự trợ giúp của công nghệ. Muốn thúc đẩy Fintech, các bên tham gia cần chấp nhận đột phá, ngân hàng cũng phải luôn bắt kịp nhu cầu từ khách hàng và cơ quan quản lý cần theo dõi sát sao.

Fintech sẽ phát triển như Internet

Fintech đã được giới chuyên gia nhận định về tương lai sẽ thành công như những gì mà Internet làm được trong quá khứ với toàn bộ mô thức cung ứng dịch vụ tài chính đang thay đổi lớn; và  người tiêu dùng tiếp nhận dịch vụ tài chính cũng thay đổi.

Với vai trò điều phối, Chủ tịch Dragon Capital - Dominic Scriven đề nghị các diễn giả "hiến kế" để ngân hàng và Fintech có thể hợp tác. Ảnh: Ngọc Thành

Đối mặt với nhiều thách thức, cả về chính sách, cơ sở hạ tầng, quy định quản lý và dịch vụ Chính phủ, Fintech nên có được sự hợp tác cùng phát triển với Ngân hàng, Chính Phủ để có thể tiếp tục lớn mạnh và phát triển. Trong khi các ứng dụng Fintech trên thế giới ngày càng đa dạng đa dạng, tác động đến hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động của các ngành tài chính ngân hàng, thì ở Việt Nam, bức tranh này còn khá đơn điệu với đại đa số ứng dụng Fintech chỉ tập trung trong lĩnh vực thanh toán điện tử. Có thể thấy, các ngân hàng nên cởi mở hơn với Fintech cũng như hỗ trợ nền tảng để Fintech phát triển.Chuyên gia cho rằng Fintech có thể định hình lại ngành công nghiệp tài chính và giúp mở rộng diện tiếp cận của ngân hàng, đặc biệt nó có thể phát triển như Internet trước đây.

Cơ sở hạ tầng cũng là vấn đề cần cải thiện nếu muốn hỗ trợ Fintech phát triển tại Việt Nam. Cần cần một chiến lược tổng thể về phát triển công nghệ số cũng như tạo cơ sở hạ tầng về phát triển công nghệ, triển khai các giải pháp mã hoá vân tay để người sưu dụng không phải đến ngân hàng mà vẫn có thể thực hiện được giao dịch.

Fintech ra đời đã đem lại rất nhiều lợi ích, cơ hội cho các doanh nghiệp. Hiện nay, tại Việt Nam Fintech đã và đang cải tiến và phát triển không ngừng.

Theo Tiendientu